I. Lịch sử hình thành
Thư viện trường Đại học sư phạm Huế ra đời và bắt đầu tiếp bạn đọc từ năm 1976. Sau gần 50 năm thành lập, Thư viện Đại học Sư phạm Huế đã lớn lên và trưởng thành cùng với sự phát triển của nhà trường. Đội ngũ cán bộ thư viện nhiệt tình, tâm huyết đã và đang đóng góp xây dựng thư viện ngày một phát triển, hội nhập, góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo của Nhà trường.
Ngày 04/01/2010, Giám đốc Đại học Huế ban hành quyết định thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện thuộc trường Đại học Sư phạm Huế.
Ngày 15/08/2022, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ban hành Nghị quyết đổi tên Trung tâm Thông tin & Thư viện thành Trung tâm Thư viện và Tri thức số.
Trung tâm Thư viện và Tri thức số có tổng diện tích sử dụng 2706 m2 gồm 4 tầng với 7 phòng chức năng:
- Phòng Đọc cho sinh viên (tầng 1).
- Phòng Nghiên cứu tại chỗ (TNTT 1- tầng 4).
- Phòng Mượn sách (TNTT 2 – tầng 2, TNTT 3 – tầng 3).
- Phòng Xử lý tài nguyên thông tin (tầng 1).
- Phòng Thông tin điện tử (tầng 4).
- Phòng Lưu trữ (tầng 3, 4).
- Phòng Trưng bày sách Giảng viên trường Đại học Sư phạm Huế (tầng 1).
II. Nguồn tài nguyên thông tin
1. Tài liệu bản in
Tổng số nhan đề sách thư viện hiện có là 28.486 nhan đề (128.832 bản), trong đó sách tiếng Việt gồm 27.018 nhan đề (125.813 bản); tài liệu ngoại văn gồm 1.426 nhan đề (3.765 bản); sách giáo trình: 5.122 nhan đề/25.746 bản; sách tham khảo: 13.352 nhan đề/72.752 bản; sách chuyên khảo: 440 nhan đề/1.357 bản. Ngoài giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, phòng Tài nguyên Thông tin 1 của thư viện Trường đang lưu giữ luận văn thạc sĩ của tất cả các chuyên ngành với số lượng 5.596 nhan đề (6.395 bản); 181 nhan đề (182 bản) luận án tiến sĩ bảo vệ trong nước và nước ngoài; 1.522 nhan đề (1. bản) đề tài khoa học các cấp; 62 nhan đề ( bản) bài giảng; 196 nhan đề (16.163 bản) báo, tạp chí.
2. Tài liệu điện tử
- Thư viện mua quyền truy cập 2 cơ sở dữ liệu, đó là ScienceDirect và ProQuest Central. Cơ sở dữ liệu ScienceDirect gồm gần 2.500 tạp chí khoa học và hơn 26.000 sách điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học vật lý và kỹ thuật, khoa học sự sống, khoa học sức khỏe, khoa học xã hội và nhân văn; cơ sở dữ liệu ProQuest Central là cơ sở dữ liệu toàn văn tổng hợp với hàng ngàn đầu sách và hàng triệu bài báo toàn văn, bao gồm trên 160 lĩnh vực gồm các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch.
- Tài liệu nội sinh: 3.275 nhan đề sách, giáo trình, bài giảng, luận văn, luận án, đề tài của giảng viên, sinh viên, học viên trường...
III. Nhân sự
Trung tâm có 12 cán bộ chuyên trách, trong đó có 04 thạc sĩ, cử nhân thuộc các chuyên ngành khác.
IV. Chiến lược phát triển
Xây dựng nguồn lực cán bộ, đa dạng hoá nguồn thông tin, số hóa thông tin hiện có, hướng tới xây dựng thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của cán bộ viên chức và người học, phục vụ tốt chiến lược phát triển của Nhà trường.